Biến dị di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) trong các khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội và Đại Lải, Vĩnh Phúc

TRẦN ĐỨC VƯỢNG, NGUYỄN ĐỨC KIÊN, HÀ HUY THỊNH, DƯƠNG HỒNG QUÂN, CẤN THỊ LAN.

Từ khóa

Biến dị di truyền, hệ số di truyền, Thông caribê, tương tác di truyền hoàn cảnh.

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá được mức độ biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây ở Thông caribê. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 khảo nghiệm hậu thế tại Ba Vì, Hà Nội và Đại Lải, Vĩnh Phúc. Kết quả cho thấy, có sự phân hóa rõ rệt về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các nguồn hạt giống và gia đình ở cả 2 khảo nghiệm hậu thế. Nhóm 10 gia đình ưu việt về thể tích thân cây ở cả 2 khảo nghiệm hậu thế vượt  từ 45,7 - 62,7% so với trung bình toàn khảo nghiệm và vượt từ 311,5 - 349,5% so với nhóm 10 gia đình sinh trưởng kém nhất. Thể tích thân cây của 10 gia đình ưu trội đạt 40,1 dm3/cây tại Đại Lải, Vĩnh Phúc và 54,1 dm3/cây tại Ba Vì, Hà Nội. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng ở cả 2 khảo nghiệm hậu thế đều ở mức thấp tới trung bình (0,00 - 0,46) và tăng nhẹ theo cấp tuổi. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng độ thẳng thân và độ nhỏ cành đều ở mức thấp, nhưng hệ số biến động di truyền lũy tích  của các tính trạng này lại khá cao (CVa > 5%). Tương quan di truyền giữa 2 lập địa Ba Vì, Hà Nội và Đại Lải, Vĩnh Phúc là chặt đối với các chỉ tiêu sinh trưởng chứng tỏ mức độ tương tác kiểu gen - hoàn cảnh là yếu. Các kết quả này cho thấy, khả năng cải thiện giống Thông caribê ở Việt Nam thông qua chọn lọc cây trội trong các rừng trồng là hoàn toàn khả thi.

Người phản biện

: TS. Trần Hồ Quang

Ngày nhận bài

: 06/03/2023

Ngày thông qua phản biện

: 03/04/2023

Ngày duyệt đăng

: 12/04/2023

Đã xuất bản

30/04/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ