Phân cấp xói mòn tiềm năng đất phục vụ định hướng sử dụng đất nông, lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

NGUYỄN THỊ HUYỀN, PHAN THỊ LỆ THỦY, PHẠM THỊ HẰNG, ĐỖ TẤN NGHỊ.

Từ khóa

GIS, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, xói mòn, xói mòn tiềm năng.

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích phân cấp và thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng đất dưới sự hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lí (GIS) phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững trong phát triển nông, lâm nghiệp ở huyện Hoài Ân, một huyện Trung du miền núi của tỉnh Bình Định. Nghiên cứu sử dụng phương trình mất đất phổ dụng (USLE) có sự vận dụng và cải tiến công thức tính lượng đất mất của I. A. Kornev với công thức tính toán đại lượng xói mòn tiềm năng: Y= K * S0,75 * L0,5 * R1,5. Khu vực nghiên cứu được chia thành 4 cấp xói mòn tiềm năng đất (thấp, trung bình, cao và rất cao). Kết quả nghiên cứu xác định được huyện Hoài Ân có mức độ xói mòn tiềm năng thấp, chiếm 51,35%, cấp xói mòn từ trung bình đến rất cao chiếm 48,65%. Đây là cơ sở khoa học cho định hướng phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở huyện Hoài Ân với diện tích đất rừng phòng hộ xác định là 30.306,0 ha (tăng 249,2 ha so với định hướng quy hoạch), trong đó diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu (PHRXY) là 5.116,2 ha (chiếm 16,9% diện tích đất phòng hộ), phòng hộ xung yếu (PHXY) là 25.190,46 ha. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất được các định hướng phát triển bền vững nông, lâm nghiệp trên địa bàn cũng như chỉ ra rằng việc kết hợp các nguồn dữ liệu có sẵn, sử dụng công thức cải tiến trong tính toán đại lượng tiềm năng xói mòn và GIS là một lựa chọn khả thi để tính toán xói mòn tiềm năng đất ở khu vực nghiên cứu.

Người phản biện

: PGS.TS. Nguyễn Trọng Hà

Ngày nhận bài

: 12/05/2023

Ngày thông qua phản biện

: 19/06/2023

Ngày duyệt đăng

: 26/06/2023


Đã xuất bản

15/07/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ