Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây chôm chôm tại huyện Châu Thành và Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

ĐỖ XUÂN ĐẠT, LẠI TIẾN DŨNG, ĐỖ MINH ĐỨC, KHÚC DUY HÀ, PHẠM THỊ THU TRANG, ĐẶNG THANH THUÝ, PHẠM VĂN DUYÊN, PHẠM THỊ BÌNH, TRƯƠNG VĂN VUI.

Từ khóa

: Bến Tre, cây chôm chôm, Nephelium lappaceum L., thực trạng sản xuất.

Tóm tắt

Kết quả điều tra đánh giá thực trạng sản xuất chôm chôm tại huyện Châu Thành và Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho thấy, diện tích, sản lượng chôm chôm có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2022 với 4 giống chôm chôm là: Java, Rongrien, Nhãn và các giống khác. Trong đó, giống Java và Rongrien được trồng phổ biến, chiếm 80 - 90% diện tích. Trên cây chôm chôm thường có 13 loài sâu, bệnh hại, trong đó có sâu đục quả, rệp sáp, bệnh cháy lá và giả phấn trắng phát sinh gây hại nặng với mức độ xuất hiện (+++). Để phòng trừ, đã sử dụng 34 hoạt chất với 79 loại thuốc bảo vệ thực vật; nhóm thuốc trừ sâu nhiều nhất 38 loại (chiếm 48,1%); nhóm thuốc trừ bệnh có 30 loại (chiếm 37,97%); nhóm thuốc dẫn dụ côn trùng ít nhất 2 loại (chiếm 2,53%) với số lần xử lý 7 - 9 lần/năm (Châu Thành) và 10 - 11 lần/năm (Chợ Lách). Nguyên nhân lớn nhất giảm diện tích trồng chôm chôm là do sự xâm nhập mặn, chuyển đổi sang cây trồng khác. Để phát triển bền vững và phát huy tiềm năng, lợi thế cây chôm chôm tại Bến Tre, cần chủ động kế hoạch và duy trì diện tích trồng 4.500 - 5.000 ha, xử lý xâm nhập mặn, áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu, bệnh hại, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ứng dụng công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, phối hợp với các cơ quan quản lý, hiệp hội doanh nghiệp thúc đẩy quảng bá và xuất khẩu chôm chôm.

Người phản biện

: TS. Võ Hữu Thoại

Ngày nhận bài

: 24/03/2023

Ngày thông qua phản biện

: 03/04/2023

Ngày duyệt đăng

: 18/08/2023


Đã xuất bản

30/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ