Nghiên cứu sử dụng bùn thải nhà máy nước cấp để chế tạo vật liệu hấp phụ phosphate trong môi trường nước

DƯƠNG QUANG THÔNG, LÊ TUẤN KIỆT, DƯƠNG VÕ ANH THƯ, NGUYỄN VÕ CHÂU NGÂN, KIM LAVANE.

Từ khóa

: Bùn xử lý nước cấp, lân (PO43-), hấp phụ.

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá khả năng hấp phụ lân (PO43-) trong dung dịch của bùn thải nhà máy xử lý nước cấp. Bùn thải được thu thập tại nhà máy xử lý nước cấp Châu Đốc và được sấy ở 1050C tại phòng thí nghiệm trước khi nung trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 3000C và 5500C trong điều kiện thường và 5500C trong môi trường khí nitơ. Các thí nghiệm lần lượt được tiến hành để xác định các yếu tố ảnh hưởng, gồm: Thời gian tiếp xúc, điều kiện nung, pH của dung dịch đến hiệu suất loại bỏ PO43-. Kết quả thí nghiệm cho thấy, quá trình hấp phụ đạt đến trạng thái bão hòa sau thời gian tiếp xúc khoảng 12 giờ. Bùn nung ở nhiệt độ 3000C có khả năng hấp phụ PO43- tốt hơn so với 2 điều kiện còn lại trong thí nghiệm. Tại giá trị pH=3,0, hiệu suất hấp phụ đạt cao nhất và giảm dần khi pH tăng. Kết quả phân tích động học hấp phụ của vật liệu nung 3000C để loại bỏ PO43- cho thấy, quá trình hấp phụ tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc một với hệ số tương quan (R2 =0,969). Hấp phụ PO43- trên bùn nung 3000C tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir (R2=0,998). Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật liệu hấp phụ chế tạo từ bùn thải của nhà máy cấp nước hấp phụ tốt để loại bỏ PO43- trong trong dung dịch.

Người phản biện

: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Ngày nhận bài

: 03/08/2023

Ngày thông qua phản biện

: 28/08/2023

Ngày duyệt đăng

: 07/09/2023


Đã xuất bản

30/09/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ