Đa dạng và bảo tồn cây thuốc chuyển vị tại Vườn Bảo tồn gen và Giống cây thuốc khu vực Nam bộ, Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh

NGÔ THỊ MINH HUYỀN, NGUYỄN MINH HÙNG, LÊ ĐỨC THANH, NGUYỄN THU HẰNG, CAO NGỌC GIANG, LÊ VĂN MINH, LÊ THANH SƠN.

Từ khóa

: Dược liệu, đa dạng cây thuốc, đa dạng thực vật.

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Bảo tồn gen và Giống cây thuốc khu vực Nam bộ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 221 loài cây thuốc thuộc 172 chi, 76 họ. Dạng sống của cây thuốc được chia làm 5 nhóm, trong đó dạng thân thảo chiếm số lượng lớn nhất là 78 loài, chiếm 35,29%. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì  nhóm sử dụng bộ phận rễ/rễ củ/củ có số lượng loài nhiều nhất 112 loài, chiếm 50,68%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, trong đó nhóm trị bệnh ngoài da; gan, thận, mật, đường tiết niệu; đường tiêu hóa là 3 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất từ 37 - 40%. Có 21 loài cây thuốc bị đe dọa có giá trị bảo tồn cao trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019) và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP. Đã thu thập bổ sung 13 loài cây thuốc còn thiếu số lượng cá thể, đánh giá ban đầu 13 nguồn gen, đánh giá chi tiết 24 nguồn gen, lập bộ ảnh màu cho 200 nguồn gen lưu giữ và bảo tồn trong vườn, cập nhật dữ liệu của 221 loài lên phần mềm quản lý dữ liệu nguồn gen Quốc gia để khai thác và sử dụng.

Người phản biện

: TS. Trần Thị Thu Hoài

Ngày nhận bài

: 29/05/2023

Ngày thông qua phản biện

: 27/06/2023

Ngày duyệt đăng

: 25/09/2023


Đã xuất bản

15/10/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ