Phân lập nấm Fusarium solani trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bị bệnh đốm đen và thử nghiệm khả năng kháng nấm của cao chiết thảo dược

 

TRƯƠNG THỊ HOA, LÊ QUANG AN, NGUYỄN VĂN CƯỜNG, MAI HỮU VŨ, NGUYỄN ĐÌNH MAI DUYÊN, HỒ NGỌC THI, TRẦN NAM Hà

Từ khóa

Tôm thẻ chân trắng, bệnh đốm đen, Fusarium solani, cao chiết thảo dược.

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập nấm Fusarium solani trên tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm đen và thử nghiệm khả năng kháng nấm của cao chiết bách bộ, lá vối và tía tô. Kết quả phân lập nấm từ các mẫu tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm đen xác định được chủng nấm Fusarium (ký hiệu Fusarium - DHNL). Kết quả định danh bằng phân tích trình tự ITS của chủng nấm Fusarium - DHNL và dựa vào cây phân loại thể hiện mối quan hệ di truyền xác định chủng nấm phân lập là Fusarium solani. Nghiên cứu khả năng kháng nấm Fusarium solani của cao chiết thảo dược cho thấy nồng độ ức chế tối thiểu của cao chiết bách bộ và lá vối đến sợi nấm Fusarium solani là 2.500 mg/L và tía tô 5.000 mg/L. Nồng độ tiêu diệt tối thiểu của cao chiết bách bộ và tía tô đến sợi nấm Fusarium solani là 2.500 mg/L và tía tô là 5.000 mg/L khi ngâm trong 12 giờ, cao chiết lá vối là 2.500 mg/L (ngâm trong 6 giờ). Nồng độ tiêu diệt tối thiểu của cao chiết bách bộ và lá vối đến bào tử nấm Fusarium solani là 2.500 mg/L (ngâm trong 24 giờ) và tía tô 5.000 mg/L (ngâm trong 24 giờ). Nghiên cứu này cho thấy, tiềm năng sử dụng cao chiết bách bộ, lá vối và tía tô để phòng trị bệnh do nấm Fusarium solani gây ra trên tôm thẻ chân trắng.

Người phản biện

: TS. Đặng Thụy Mai Thy

Ngày nhận bài

: 10/10/2023

Ngày thông qua phản biện

: 24/10/2023

Ngày duyệt đăng

: 08/11/2023


Đã xuất bản

30/11/2023

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ