Ảnh hưởng của vòm che thấp và lượng phân trùn quế đến sinh trưởng và năng suất của cây rau cải thìa (Brassica rapa subsp. Chinensis)

NGUYỄN THỊ LOAN, NGUYỄN NGỌC HƯNG.

Từ khóa

Phân trùn quế, vòm che thấp nilon, năng suất, cây cải thìa.

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định lượng phân trùn quế phù hợp và sử dụng vòm che thấp bằng nilon trắng che phủ luống trồng (vòm che thấp) trên cây rau cải thìa tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Thí nghiệm đồng ruộng hai nhân tố bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần nhắc lại trong vụ xuân và vụ đông năm 2020. Nhân tố thứ nhất là vòm che thấp, gồm các công thức: M1 - để đất trống; M2 - sử dụng vòm che thấp. Nhân tố thứ hai là lượng phân trùn quế, gồm 4 mức: P0 - không bón; P1 - 6 tấn/ha; P2 - 9 tấn/ha; P3 - 12 tấn/ha. Kết quả cho thấy, sử dụng vòm che thấp làm tăng nhiệt độ và độ ẩm của không khí quanh cây trồng, kích thích sinh trưởng, tăng LAI, tích lũy chất khô, cho năng suất cao hơn so với khi không che phủ, đạt 17,61 tấn/ha trong vụ xuân và 14,92 tấn/ha trong vụ đông. Bón phân trùn quế ở mức 9 - 12 tấn/ha trong vụ xuân và bón 12 tấn/ha trong vụ đông cho chỉ số SPAD, chỉ số diện tích lá, khối lượng khô và năng suất thực thu cao nhất, đạt 18,28 - 19,28 tấn/ha trong vụ xuân và 16,73 tấn/ha trong vụ đông. Trong điều kiện vụ xuân và vụ đông tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, bón 12 tấn/ha phân trùn quế kết hợp sử dụng vòm che thấp cho sinh trưởng và năng suất thực thu cây rau cải thìa cao nhất, đạt lần lượt là 20,33 tấn/ha và 17,42 tấn/ha

Người phản biện

: PGS.TS. Lê Như Kiểu

Ngày nhận bài

: 25/08/2023

Ngày thông qua phản biện

: 21/02/2024

Ngày duyệt đăng

: 23/02/2024


Đã xuất bản

30/03/2024

Cách trích dẫn

Lĩnh vực

Số thường kỳ